Rượu vang ở Đà Lạt
Không chỉ là một thức uống, rượu vang và rượu cần ở Đà Lạt còn gọi là đặc sản, là cái hồn tinh túy của xứ sở sương mù. Nổi tiếng nhất là thương hiệu vang Đà Lạt. Có mặt từ năm 1999, vang Đà Lạt nhanh chóng trở thành thức uống và món quà được nhiều người ưa chuộng.
Vang là sản phẩm được lên men từ các loại trái cây đặc trưng của Đà Lạt như: dâu, nho… Qua quá trình chế biến bằng công thức truyền thống và công nghệ hiện đại, rượu vang ra đời với hương vị thơm ngon, đậm đà, mang tính năng bồi bổ sức khỏe, thường xuyên xuất hiện trên các bàn tiệc, bữa ăn gia đình của nhiều người trên khắp cả nước.
Ngoài rượu vang, Đà Lạt còn có món đặc sản rượu cần của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Hương rượu cần ngon không kém một loại rượu nổi tiếng nào. Bạn sẽ được thưởng thức rượu cần với đồng bào người dân tộc trong những đêm hội cồng chiêng do nhiều công ty du lịch lữ hành ở Đà Lạt tổ chức. Trong không khí giao lưu đầm ấm, trong tiếng cồng chiêng rộn rã, chén rượu cần được mang ra cho mọi người cùng thưởng thức hương vị của phố núi…
Trà Atiso Đà Lạt
Atisô được coi là “thần dược” đối với gan vì nó “làm sạch” các độc tố trong gan, có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, qua đó giảm Cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe làn da. Trà Atisô có vị đậm đà đặc trưng khiến nhiều người tiêu dùng “nghiện”, dùng hàng ngày thay cho trà xanh, trà mạn. Trà Atisô được chế biến từ thân, rễ, hoa, lá cây Atisô (trồng nhiều tại vùng cao nguyên Đà lạt) – và lưu hành trên thị trường dưới dạng túi lọc (uống liền) và lá khô đóng bịch (để sắc lấy nước uống hoặc pha vào nước tắm để chăm sóc da).
Cây Atisô còn non có thể luộc chín hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa. Hoa Atisô tươi có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh (chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm - vì sẽ bị đắng, khó ăn). Đây là một loại rau cao cấp, khi nấu chín rất dễ tiêu hóa, dùng trị đau gan, giảm đau dạ dày, rất cần cho những người bị bệnh tiểu đường. Lá và thân của Atisô được chỉ định dùng chữa thiểu năng gan, chống tăng cholesterol…
Trái cây Đà Lạt:
Hồng trái chín rộ vào mùa thu với các loại: hồng giòn, hồng tàu, hồng khía, hồng trứng...
Bơ có vào mùa hè, trái không to như bơ Buôn Mê Thuột, nhưng dẻo và béo hơn.
Đào lông thường có vào cuối xuân, đầu mùa hạ. Trái đào lông khi chưa chín có màu xanh lục, chín có màu phơn phớt hồng, bên ngoài phủ một lớp lông trắng mịn như nhung. Đào lông vị chua chua, ngòn ngọt.
Dâu tây thì thường có vào mùa khô, trái dâu màu đỏ, ở Đà Lạt có 2 loại là dâu tây Pháp và dâu tây Mỹ. Dâu tây Pháp màu đỏ nhạt, trái nhỏ nhưng vị ngọt hơn dâu Mỹ - trái to và hơi chua. Khi bạn mua dâu, người bán sẽ bỏ dâu vào hộp carton có lót rơm và lá dâu để tránh bị dập nát. Dâu tằm cũng có mùa vụ giống dâu tây, nhưng người ta ít chọn dâu tằm vì ăn không được ngon. Dâu tằm người dân nơi đây dùng để làm mứt rất ngon.
Dâu tằm cũng có mùa vụ giống dâu tây, nhưng người ta ít chọn dâu tằm vì ăn không được ngon. Dâu tằm dùng để làm mứt rất ngon.
Đặc sản mứt ôn đới:
Nhờ nguồn trái cây và hoa vô cùng phong phú nên các loại mứt theo đó cũng rất đa dạng.
Bạn có thể mua các loại mứt đặc sản được bán trong khu chợ Đà Lạt để làm quà biếu. Có rất nhiều loại mứt cho bạn lựa chọn như: mứt hồng (hay còn gọi là hồng khô), được làm từ trái hồng chín phơi khô, mứt mận, mứt đào, mứt dâu tây, mứt dâu tằm, khoai lang dẻo, mứt hoa hồng...
Các loại mứt ở đây màu sắc tươi tắn bắt mắt, độ ngọt vừa phải, thơm và dẻo rất dễ ăn. Mứt của Đà Lạt có quanh năm và mang nét độc đáo riêng không nơi nào có được.
Mứt Hoa Hồng
Làm bằng cánh hoa Atiso Đà Lạt chứ không phải cánh của bông hoa hồng vẫn cắm ngày thường. Loại mứt này vừa lạ miệng , không ngán.



Mứt cà chua bi
Cà chua bi đang là món mứt Đà Lạt được phái đẹp yêu thích hiện nay. Nhấm nháp miếng cà chua giòn sừn sựt, tưởng như mới hái quả cà chua căng mọng trên cành xuống bỏ ngay vào miệng. Mứt cà chua không quá ngọt mà hầu như còn giữ nguyên được vị tươi ngon của quả cà chua vừa chín tới.Từ một hai năm nay, thị trường tết đã xuất hiện món mứt cà chua bi. Song với Đà Lạt thì cà chua là món mứt đặc sản mới.
Màu đỏ tươi của quả cà chua là do một sắc tố có tên lycopene. Đây là sắc tố thuộc nhóm carotenoid có màu đỏ và có khả năng chống oxy hoá rất mạnh. Lycopene sẽ giúp cơ thể chống lại các gốc oxy hoá nguy hiểm, do đó giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư và sự lão hoá da.
Mứt Khoai Lang Sâm
Không giống như loại mứt khoai lang thường bán ở chợ dịp tết, mứt khoai lang sâm của Đà Lạt dẻo quẹo và thơm lừng. Miếng mứt khoai lang chỉ vừa bằng ngón tay út, bóng mượt vàng ươm màu của khoai. Nhìn thấy miếng mứt là đã muốn bốc thử ngay xem nó thơm dẻo cỡ nào!
Khoai lang sâm thơm dẻo là một trong những món mứt độc đáo của Đà Lạt.
Người Đà Lạt gọi đó là khoai lang sâm, có lẽ bởi trông nó giống củ sâm. Và cũng có lẽ bởi ăn nó bổ như... sâm chăng? Chưa biết khoai lang sâm bổ dưỡng thế nào, song cho vào miệng thấy nó thơm dẻo lạ kỳ, dẻo như món cơm nếp mới nóng hổi vậy.

Thanh Đào - Đào giòn
Một thứ Mứt không thể thiếu của Đà Lạt đó là Mứt Đào Giòn, "Cái giòn", màu xanh mướt của trái đào vẫn còn y nguyên sau khi được chế biến thành mứt.




Mứt Dâu Tây Sấy
Mứt dâu tây sấy khô là một đặc sản mới của người Đà Lạt, tận dụng nguồn dâu tây sẵn có, người ta cắt trái dâu thành hai, ba phần, ướp đường sau đó đem sấy....Món mứt này khi thành phẩm vẫn giữ được màu sắc của trái dâu tươi, rất hấp dẫn và vẫn giữ được tác dụng của nó cho sức khoẻ con người.
Mứt Dâu Bột
Đây là loại Mứt đắt khách nhất Đà Lạt, tuy nó đã có lâu nhưng vẫn đang còn là món mưt được ưa chuộng.


Mứt dâu tằm
Hầu hết các bộ phận của cây dâu tằm đều có vị thuốc quý, kể cả những thứ bám vào cây dâu (như tầm gửi, tổ bọ ngựa, sâu dâu...). Tác dụng chữa bệnh: lá dâu (tang diệp) có tác dụng hạ sốt, chữa cảm mạo, hạ huyết áp, làm sáng mắt, chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, chứng thổ huyết, làm lành vết thương.
Là xứ sở của loại cây quý này, Người Đà Lạt đã làm phong phú nó bằng cách chế biến Dâu tằm thành Mứt, nước cốt rất ngon và bổ dưỡng.

Mứt Mận Đà Lạt
Du khách đến Đà Lạt trong thời gian một vài tháng trước Tết âm lịch rất thích thú khi đi vào hàng hoa quả thấy những rổ mận chín mọng, mặt ngoài da phơn phớt một lớp phấn trắng trông thật hấp dẫn. Mỗi loại mận này lại còn chia ra loại ruột vàng hay ruột hồng tuỳ theo mùa cơm bên trong của quả. Có người cho rằng mận xanh thường ngọt còn mận đỏ thường chát..., điều đó chẳng có gì chính xác vì mận xanh hay mận đỏ đều có loại ngọt có loại chát tuỳ theo giống cây và tuỳ theo thổ nhưỡng của nơi trồng. Mận Đà Lạt thường nổi tiếng là mận Trại Hầm ngon và ngọt. Có người thích ăn mận ngọt thật chín mọng vì nó ngọt hơn, nhưng cũng có người lại thích ăn mận vừa chín tới vì nó dòn hơn và vị thoáng một chút chua hấp dẫn hơn. Thật ra mận đáp ứng sở thích của đủ mọi hạng người: các thiếu nữ thì ăn mận tươi, các thanh niên thì uống rượu mận, còn trẻ em và người già thì lại thích mứt mận! Ăn tươi thì người ta lựa loại mận ngọt. Làm rượu hoặc làm mứt thì người ta dùng mận chát và chua. Như vậy loại mận nào cũng tiêu thụ được .
Nước Cốt Chanh dây & Dâu




Mứt Kiwi

Mứt kiwi với màu xanh ngọt ngào và những hạt đen li ti điểm trong từng khoanh tròn, tạo sự hấp dẫn và ngon mắt cho mọi người.
Đối với những người có bệnh về đường ruột, đại tràng, bao tử thì kiwi là một liều thuốc thiên nhiên kỳ diệu góp sức vào chức năng tiêu hoá của cơ thể, tăng cường chức năng của dạ dày và giúp làm giảm táo bón.
Ăn kiwi mỗi ngày, bạn sẽ có một sức khoẻ cường tráng, sự trẻ trung và sắc đẹp trường tồn. Ngoài ra, kiwi làm giảm đáng kể sự tích tụ các tiểu huyết cầu - phản ứng lại việc phóng thích ra collagen trong máu, giúp giảm tỉ lệ máu bị đóng cục, làm cho khí huyết lưu thông, tránh được bệnh tai biến mạch máu não và các bệnh về tim mạch. Đồng thời, kiwi mang lại hợp chất tự nhiên để bảo vệ sức khoẻ .


Mứt hồng dẻo
Mứt hồng rất ngon, vừa dai, vừa mềm lại dịu ngọt. Đó không chỉ là món ăn thỏa nỗi nhớ khi trái mùa mà còn dùng là quà biếu rất lịch sự. Ngoài ra, mùa nào thức ấy, hồng trái vụ cũng nhiều nhưng ngon nhất vẫn là hồng chín khi thu sang. Thịt hồng đỏ rực, căng mọng thấm đẫm.

Trà cao nguyên Lâm Đồng:
Đến Đà Lạt, còn 1 thứ mà bạn không thể bỏ qua được, đó là trà.
Trà Bảo Lộc nổi tiếng thơm ngon từ xưa đến nay. Chỉ riêng trà đã có trên dưới 10 loại, với nhiều cơ sở chế biến. Bạn có thể đến tận các cơ sở để mua với giá cả rất hợp lý, chất lượng đảm bảo, tùy theo từng loại nguyên chất hay có ướp hương.
Thế nhưng trà Bảo Lộc vẫn chưa quý bằng Trà Ô Long. Trà Ô Long chỉ được trồng ở Trại Mát, giá khá đắt, loại tốt giá tới hơn 1 triệu đồng/1kg. Ngoài ra còn rất nhiều loại trà Atisô, phòng tránh được nhiều bệnh, bổ trợ cho sức khỏe, đây cũng là đặc sản của Đà Lạt.
Các loại rau củ quả:
Không chỉ là vương quốc của các loài hoa, Đà Lạt còn là xứ sở của các loại rau quả. Rau quả ở Đà Lạt có chất lượng cao, không những cung cấp rau quả cho các tỉnh trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài.
Rau Đà Lạt có khá nhiều chủng loại như: cải bắp, cải thảo, bó xôi, súp lơ, atisô, cần tây, đậu Hà Lan, cà rốt, khoai tây, su su, cải ngọt... Có lẽ nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên mà rau quả Đà Lạt lúc nào cũng tươi ngon, ngọt và mượt mà hơn hẳn những nơi khác.

Hoa Đà Lạt
Được mệnh danh là vương quốc của các loài hoa, Đà Lạt ấp ủ trong mình hương sắc của đất trời rồi ban tặng cho con người. Mỗi loài hoa mang một tiếng nói riêng, hoa cho ngày đầu hò hẹn, hoa thay lời tỏ tình nồng nàn, hoa nói hộ những lời chia xa, hoa dành cho nỗi nhớ nhung da diết... Đà Lạt có hàng trăm, hàng ngàn loài hoa, hoa nào cũng đẹp, cũng mang dáng dấp riêng. Đặc trưng và tiêu biểu nhất là hoa anh đào, mimosa, phượng tím, ngoài ra phải kể đến hoa lan, cẩm tú cầu, dã quỳ,...


Theo Đà lạt 24 giờ

Các món đặc sản Đà lạt, Hà nội và hương vị 3 miền nước ta đã có tại cửa hàng Đặc sản Quê Mình, 140 Phan Điình Phùng, F2, Phú Nhuận, TPHCM (đối diện xéo chợ Phú Nhuận). Đây là cửa hàng đầu tiên của www.thongtinkhuyenmai.com.vn , cửa hàng còn dành cho hàng hóa thành viên ký gởi
Nhân tháng mừng khai trương, cửa hang Quê Mình giảm giá 10% và nhiều quà tặng hấp dẫn.